Tổng quan Ngựa bạch

Bài chi tiết: Ngựa trắng

Đặc điểm

Ngựa bạch hồng với đặc trưng sắc trắng và các lỗ tự nhiên có màu hồngMột con ngựa bạch nhạn thuộc giống ngựa Camargue

Ngựa bạch cũng có ba loại bạch hồng, bạch kim và bạch nhạn. Ngựa Bạch có nhiều đặc điểm khác với ngựa mầu như toàn thân mầu trắng, các lỗ tự nhiên mầu hồng, đặc biệt một số cá thể vào 12 giờ trưa thì có hiện tượng mù mầu trong khoảng 30 phút. Một con ngựa bạch tốt và chuẩn là con ngựa đó cần có mắt thau đồng, móng trắng, môi trắng hồng, không có đốm đen, buổi tối soi trước bóng đèn thì thấy hai mắt ngựa đỏ rực như than lửa, bộ phận sinh dục, mũi, mõm có màu hồng đỏ, bốn chân có móng sừng, màu cước ánh bạc[1]

Thực chất ngựa bạch là ngựa bị bạch tạng, ngựa bạch tạng khi phối với ngựa bạch tạng thường gặp trường hợp thai bị chết lưu, đẻ non rất cao. Một số quan niệm cho rằng có thể dùng đèn chuyên dụng để soi vào mắt ngựa đúng giờ Tuất đồng tử đang từ tròn biến thành hình chữ nhật thì kiểm chứng tin đồn, đồng thời khó có thể chứng minh cao ngựa bạch tốt hơn hẳn cao ngựa thường bởi nó cũng là ngựa, chỉ khác là ngựa bị rối loạn gien điều khiển sắc tố nên mới có màu lông, ngoại hình đặc biệt. Buổi trưa ngựa bị quáng gà chẳng nhìn thấy lối đi nhưng thực tế không chỉ nhìn đường, chúng còn phân biệt rõ khóm cỏ nào non, khóm nào già để vục mõm vào. Ngộ nhận thứ hai là chẳng có chuyện ngựa bạch phối với ngựa bạch sinh ra con bị chết non mà chúng vẫn lớn.

Do xuất hiện từ bạch tạng nên tập tính của ngựa bạch chậm hơn ngựa thường nên mới nhìn tưởng chúng yếu sức nhưng thực ra không phải vì chúng đi lì hơn, tập tính cũng hiền hơn nên cũng ít xảy ra ẩu đả kể cả mùa động dục, chúng thường thuần tính và hiền lành. Ở một số nơi, ngựa bạch tuy quý hiếm nhưng cũng rất dễ ăn, chúng ăn tất cả những thứ cây cỏ mà ngựa thường có thể ăn được, thậm chí ăn được cây chuối như lợn, chuối băm trộn lẫn cám. Ngựa bạch trông tưởng yếu ớt, chậm chạm nhưng thực ra rất dẻo dai, ít khi bị dịch bệnh, mùa mưa ăn cỏ, mùa khô thiếu thức ăn chúng ngốn cả thân ngô hay vỏ đậu xanh mà vẫn chẳng nề hà, chẳng bị bệnh tật.

Tập tính sinh sản của ngựa bạch không lung tung như trâu, bò, có ghi nhận cho rằng chúng không bao giờ phối giống với những con cùng huyết thống, kể cả sau khi bán xa vài năm nó cũng nhận được mặt, mùi của những con cùng chung máu mủ này. Có ngộ nhận về ngựa bạch như buổi trưa ngựa bị quáng gà chẳng nhìn thấy lối đi nhưng thực tế không chỉ nhìn đường, chúng còn phân biệt rõ khóm cỏ nào non, khóm nào già để vục mõm vào ăn và không thể có việc ngựa bạch phối với ngựa bạch sinh ra con bị chết non (chết yểu)[2].

Phân biệt

Một con ngựa bạch thự thụ với lỗ mũi, mắt, miệng có màu hồng nhuậnMột con ngựa bạch hồng

Để phân biệt hai loại ngựa trắng (ngựa kim) và ngựa bạch đều có màu trắng thì ngựa bạch toàn thân ngựa da có màu trắng hồng hoặc trắng mây, da ngựa trắng hồng, xung quanh viền mắt màu hồng, có màu đồng thau, con ngươi có màu đỏ hồng, ban đêm soi đèn có màu đỏ rực. Cả bốn móng có màu trắng ngà, các bộ phận như mũi, miệng, bộ phận sinh dục đều có màu hồng nhuận hay hồng đỏ[1][2][3][3] Để phân biệt giữa ngựa bạch và ngựa trắng thường (ngựa kim) khá đơn giản. Ngựa bạch khác ngựa trắng thường ở chỗ tất cả chín lỗ đều màu trắng hồng đồng thau trong khi ngựa trắng thường thì vành mắt đen[4].

Điểm cốt yếu để phân biệt giữa ngựa bạch và ngựa thường đó là đôi mắt và móng ngựa. Đôi mắt ngựa bạch thuần chủng trông như hòn bi ve, móng ngựa bạch cũng phủ một màu trắng và toàn thân không có một chấm đen[5] Vào giờ chính Tuất (20 giờ) dùng đèn chuyên dụng soi vào đồng tử ngựa bạch phải chuyển từ hình tròn sang hình dạng chữ nhật nằm ngang mới chính là ngựa bạch. Ngựa bạch khác ngựa trắng thường ở chỗ tất cả chín lỗ đều màu trắng hồng đồng thau (đặc biệt là xem vành mắt) trong khi trắng thường thì vành mắt đen. Ngựa thuần chủng có thể nhìn bằng mắt bởi những bộ phận trên ngựa bạch phải có màu hồng gồm mõm, mắt, móng, bộ phận sinh dục. Toàn thân có màu trắng, mắt hồng và trong như viên bi ve, nếu đang đi ngoài đường vào chính Ngọ (12 giờ) nó sẽ khựng lại một lúc.

Ngựa bạch là giống ngựa với bộ lông trắng muốt, có thể dễ nhận biết giữa ngựa bạch thuần chủng và ngựa lai. Để nhận biết ngựa bạch thuần chủng và ngựa trắng (ngựa kim) thông thường thì phải hội tụ đầy đủ các yếu tố có 6 điểm chính như: Mắt có màu trắng mây hay còn gọi là mắt mốc, chung quanh có một vòng màu đồng lửa, khi mặt trời đứng bóng mắt bị lòa, thậm chí trong đêm, mắt bắt ánh sáng đèn đỏ như đốm lửa. Các lỗ tự nhiên (lỗ ở bộ phận sinh dục, mũi, mõm) có màu hồng đỏ, bốn chân có móng sừng trắng ngà, màu cước ánh bạc hoặc thì 9 lỗ trên người đều có màu trắng, hồng đồng thau trong khi ngựa trắng thường thì vành mắt có màu đen. Chỉ thiếu một trong những đặc điểm trên thì đã bị loại khỏi ngựa bạch thuần chủng, lúc ấy chỉ còn được gọi là ngựa kim, tức là ngựa trắng.

Trong chăn nuôi, nhiều ngựa con sinh ra mang màu lông trắng là do bị bạch tạng. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc phân biệt giữa ngựa bạch và ngựa bạch tạng. Việc phân biệt được giống ngựa bạch và ngựa bạch tạng. Từ đó, giúp người chăn nuôi ngựa có thể loại bỏ ngựa bạch tạng ra khỏi đàn ngựa giống để tránh sinh ra ngựa con bị chết. Do đó nghiên cứu các gen MC1R, ASIP, EDNRB của ngựa là cơ sở khoa học cho việc xác định kiểu gen quy định màu sắc lông ngựa và phân biệt, chọn lọc đúng giống ngựa bạch không bị nhầm với ngựa bị bạch tạng. Trong quá trình nhân giống đàn ngựa bạch thường dễ bị nhầm lẫn giữa các cá thể ngựa bạch và những cá thể ngựa bị bạch tạng cũng có màu lông trắng, mà những cá thể ngựa bạch tạng thường sinh ra ngựa con bị chết.

Có ba loại khác biệt là ngựa bạch, ngựa màu, ngựa hồng bạch, trong đó, ngựa hồng bạch có nước da hồng, lông màu trắng có giá trị nhất, cả trong công việc lẫn trong mua bán. Ngựa bạch hồng phải mua từ nước ngoài, cứ 3 tuổi được gọi là trưởng thành. Người ta mua ngựa về xẻ thịt ăn rồi lấy xương để nấu cao. Cao ngựa bạch hồng có giá trị trong việc chữa nhiều căn bệnh về phong khớp nên được thị trường khắp nơi ưa chuộng. Còn ngựa trắng thì có giá trị thấp hơn, ngựa màu (lông đen, đỏ) thì còn thấp hơn cả ngựa trắng. Một số nơi, do quá sốt nguồn cao ngựa, người ta đã nấu (mổ) cả những con ngựa không phải ngựa bạch. Nhiều người cho rằng cứ ngựa trắng là ngựa bạch nhưng đó là hai loài khác nhau. Thậm chí, nếu không nắm được đặc điểm chính thì không thể phân biệt được.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngựa bạch http://www.informatics.jax.org/wksilvers/ http://dantri.com.vn/suc-khoe/cao-ngua-bach-khong-... http://congannghean.vn/phong-su/201401/noi-buon-ng... http://daidoanket.vn/PrintPreview.aspx?ID=75438 http://qlkh.tnu.edu.vn/theme/details/579/nghien-cu... http://thethaovanhoa.vn/doi-song/ky-2-di-cho-ngua-... http://www.tienphong.vn/xa-hoi-phong-su/di-buon-ng... http://m.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/159676/nguoi-dau-... http://www.vietnamplus.vn/nam-ngo-nghe-nuoi-ngua-d... http://vcn.vnn.vn/ngua-bach_i911_c131.aspx